Đồng phục công nhân được sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau:
Ngành xây dựng:
Đối với ngành này, tính chất công việc đòi hỏi vận động và di chuyển nhiều, nhất là phải tiếp xúc ngoài trời, khói bụi, nắng nóng. Chiếc áo đồng phục công nhân thấm hút mồ hôi và co giãn tốt sẽ mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, thoáng mát cho công nhân.
Ngành cơ khí:
Công nhân cơ khí thường hoạt động nhiều như lắp ráp, kiểm tra máy móc, sửa chữa linh kiện cơ khí nhà máy,… nên sẽ cần 1 chiếc áo có độ thấm hút mồ hôi tốt và co giãn được 4 chiều.
Vệ sinh môi trường:
Công việc chủ yếu là hoạt động ngoài trời, tất nhiên sẽ ưu tiên những chất liệu vải mát mẻ, co giản, dễ hoạt động và thấm hút mồ hôi phải cực kì tốt.
Ngành điện lực:
Khi công việc liên quan đến điện thì chúng ta cũng hiểu được mức độ rủi ro, nguy hiểm đến chừng nào. Mẫu áo đồng phục công nhân điện lực phải đảm bảo tính an toàn cũng như đảm bảo được độ linh hoạt khi leo trèo, chất liệu vải được ưu tiên sử dụng hàng đầu như: vải kaki, vải cotton nhằm chống nắng, chống bụi và chống tĩnh điện.
Ngày nay, có rất nhiều mẫu đồng phục ra đời để phục vụ cho công nhân với nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau. Nhưng áo thun đồng phục công nhân vẫn là lựa chọn hàng đầu và được nhiều doanh nghiệp yêu thích, sử dụng rộng rãi vì tính thuận tiện và đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Một số điều cần lưu ý khi may đồng phục công nhân:
Xác định được mục đích sử dụng:
Mỗi ngành nghề sẽ cần những công dụng khác nhau của đồng phục công nhân, dựa vào tính chất công việc mà đồng phục công nhân sẽ mang lại cảm giác thoải mái và thuận tiện cho người mặc.
Lựa chọn chất liệu vải:
Công dụng của chiếc áo có được phát huy toàn bộ hay không hoàn toàn dựa vào chất liệu vải mà người mua sẽ lựa chọn, đảm bảo chọn được đúng chất liệu mình cần với ngành nghề của mình.
Lựa chọn kiểu dáng đồng phục công nhân:
Công nhân thường phải vận động và di chuyển nhiều nên kiểu dáng càng đơn giản, gọn gàng càng tốt để không phải vướng víu trong quá trình làm việc. Có 2 kiểu dáng chủ yếu mà công nhân thường sử dụng:
Cổ trụ thường được sử dụng bởi công nhân kỹ thuật, công nhân ngành điện lực,… vì nó mang tính lịch sự và chỉnh chu hơn
Cổ tròn sẽ được công nhân xây dựng, công nhân cơ khí,…. ưu tiên sử dụng bởi vì cảm giác đem lại nhẹ nhàng và thoáng mát
Chọn size áo:
Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường để tiết kiệm thời gian thường may theo những mẫu đồng phục có sẵn, nhưng đâu phải người nhân viên nào mặc vào cũng đúng size, đúng form của họ. Vì thế, lựa chọn size cũng rất quan trọng để tránh gặp rắc rối trong việc nhầm lẫn size.